您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Freiburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 8/2: Nhảy vọt trên BXH
Nhận định71人已围观
简介 Pha lê - 07/02/2025 17:47 Đức ...
Tags:
相关文章
Nhân định, soi kèo Holstein Kiel vs Bochum, 21h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
Nhận địnhHoàng Ngọc - 09/02/2025 09:42 Đức ...
阅读更多Ông Biden: Ông Trump ra tranh cử tổng thống để tránh phải ngồi tù
Nhận địnhÔng Biden: Ông Trump ra tranh cử tổng thống để tránh phải ngồi tù Đức Hoàng
(Dân trí) - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ để công kích người tiền nhiệm Donald Trump, ứng viên đảng Cộng hòa năm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Biden vào ngày 15/10 đã chỉ trích gay gắt cựu Tổng thống Trump, gọi ông là người thua cuộc và lập luận rằng cựu tổng thống tái tranh cử để tránh khỏi án tù.
"Ngày nay, số người đang đi làm ở Mỹ nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi ông Trump rời nhiệm sở, đó là sự thật", ông Biden cho biết.
"Tội phạm bạo lực giảm, số vụ giết người giảm và ít người vượt biên hơn, và ông Trump gọi đó là địa ngục? Ông ta nói rằng nước Mỹ là một quốc gia thua cuộc, ông ta đến từ đâu vậy? Điều này làm tôi tức giận. Tôi cho rằng nước Mỹ đang chiến thắng, chúng ta là quốc gia mạnh nhất thế giới, được tôn trọng nhất trên thế giới. Ông Trump nói chúng ta là những người thua cuộc nhưng người thua cuộc duy nhất mà tôi biết là Donald Trump", ông nói.
Ông Biden cũng cáo buộc ông Trump "không trung thực" và đề cập tới những rắc rối pháp lý mà người tiền nhiệm đang phải đối mặt.
"Tôi nghĩ ông ta ra tranh cử để không phải ngồi tù", ông Biden nhận định.
Ông Biden cũng đặt ra câu hỏi về việc ông Trump đã nhảy suốt hơn 30 phút trên sân khấu trong một sự kiện tiếp xúc cử tri ở Pennsylvania.
"Ông ấy đứng trên sân khấu 30 phút và nhảy. Ông ấy bị làm sao vậy?", ông Biden nói.
Tổng thống Mỹ cũng đánh giá cao chương trình nghị sự của ứng viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris. Ông cho rằng, các chính sách của bà Harris là tươi mới và bà đã chọn được con đường đi cho riêng mình.
Theo The Hill">...
阅读更多Vụ trộm 30 triệu USD gây chấn động nước Mỹ
Nhận địnhVụ trộm 30 triệu USD gây chấn động nước Mỹ Thanh Thành
(Dân trí) - Nước Mỹ bị chấn động về một vụ trộm 30 triệu USD tiền mặt trong kho bạc ở Los Angeles, đánh dấu vụ trộm tiền mặt lớn nhất trong lịch sử thành phố này.
Cảnh sát điều tra tại hiện trường kho bạc của GardaWorld tại Los Angeles (Ảnh: CBS).
Truyền thông Mỹ ngày 4/4 đưa tin, vụ trộm táo tợn xảy ra trong ngày lễ Phục sinh (31/3) tại một kho bạc ở thung lũng San Fernando, Los Angeles.
Đó là nơi tiền mặt từ các doanh nghiệp trong khu vực được quản lý và lưu trữ. Và vấn đề là cơ quan quản lý không phát hiện ra vụ trộm cho đến khi họ mở kho bạc vào ngày đầu tuần (1/4) để làm việc.
Một nguồn thực thi pháp luật am hiểu vấn đề xác nhận với CBS Newsrằng, đây có vẻ là một vụ việc rất phức tạp và có thể do một nhóm trộm tinh vi, giàu kinh nghiệm tiến hành, do chúng biết cách đột nhập vào một cơ sở được bảo vệ mà không bị phát hiện.
Nguồn tin cho biết thêm, kẻ trộm đã đột nhập qua đường mái nhà của tòa nhà tòa nhà Gardaworld trên phố Roxford, dễ dàng vào kho tiền mà không kích hoạt hệ thống báo động.
Cảnh sát Los Angeles (LAPD) cho hay, họ vẫn chưa rõ bằng cách nào kẻ trộm có thể tránh được hệ thống báo động. Một nguồn tin nói với tờ Los Angeles Timesrằng có ít nhất một chuông báo động đã reo trong thời gian xảy ra vụ trộm, nhưng chuông này không được kết nối với cơ quan chức năng.
Các cơ quan chức năng Mỹ đang nỗ lực vào cuộc điều tra vụ trộm này. "LAPD và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang tiến hành một cuộc điều tra chung về một vụ trộm này. Không có thông tin bổ sung nào liên quan đến vụ việc được công bố", các cơ quan cho biết trong một tuyên bố chung.
Hiện cũng chưa có bất kỳ vụ bắt giữ nào.
Đây là một trong những vụ trộm lớn nhất lịch sử ở Los Angeles. Vụ trộm tiền mặt lớn nhất từng được biết đến ở Los Angeles xảy ra vào năm 1997, khi 6 tên cuỗm đi 18,9 triệu USD. Toàn bộ kẻ trộm trong vụ này đã bị bắt.
Mới đây, hồi năm 2022, những tên trộm đã lấy đi số trang sức trị giá đến 100 triệu USD từ một chiếc xe tải đậu tại một trạm dừng chân trên cao tốc. Chiếc xe khi đó đang trên đường đến một sự kiện về trang sức và đá quý tại Los Angeles.
Theo CBS News">...
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Tijuana, 10h05 ngày 10/2: Níu chân nhau
-
Khoảnh khắc ô tô mất lái tông loạt xe bên đường Đặng Dương
(Dân trí) - Ngày 23/2, một lãnh đạo UBND xã Đắk R'la (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) cho biết cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ vụ việc chiếc xe ô tô mất lái tông vào hàng loạt xe máy bên đường.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, vụ tai nạn làm một người bị thương, 4 chiếc xe máy bị hư hỏng. Cơ quan công an đang tạm giữ phương tiện để làm rõ vụ việc.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 22/2, chiếc xe ô tô con lưu thông trên đường Hồ Chí Minh theo hướng huyện Đắk Mil - huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông). Khi xe con chạy qua khu vực chợ 312 (xã Đắk R'la) thì bất ngờ mất lái lao sang bên phải đường.
Khoảnh khắc xe con mất lái, tông loạt xe bên đường được camera an ninh của người dân ghi lại.
Theo camera an ninh của người dân ghi lại, xe ô tô tông văng một chiếc xe máy đậu bên đường, khiến một người đàn ông đang ngồi trên xe này bị thương. Sau đó, xe ô tô con tiếp tục tông thẳng vào 2 chiếc xe máy đang đậu bên đường.
Chưa dừng lại, chiếc xe lao tới tông vào xe máy của một người phụ nữ khác. Rất may thời điểm trên, người phụ nữ đã nhảy khỏi xe máy và thoát nạn trong tích tắc.
Khu vực chợ 312 được coi là "điểm đen" giao thông của tỉnh Đắk Nông. Năm 2020, tại khu vực này đã xảy ra vụ tai nạn thảm khốc làm 6 người chết , 4 người bị thương nặng.
" alt="Khoảnh khắc ô tô mất lái tông loạt xe bên đường">Khoảnh khắc ô tô mất lái tông loạt xe bên đường
-
40 phút nội các nỗ lực ngăn cản Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật Đức Hoàng
(Dân trí) - Trước khi Tổng thống Yoon Suk-yeol bất ngờ ban bố thiết quân luật, nội các Hàn Quốc đã họp bí mật và cố thuyết phục ông Yoon không làm việc này.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Ảnh: Reuters).
Korea JoongAng Daily đưa tin, vào ngày 3/12, các thành viên nội các Hàn Quốc đã được triệu tập gấp để họp bí mật vào trước thời điểm Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật. Phần lớn các quan chức tham gia đều không biết trước nội dung cuộc họp.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun là thành viên Nội các duy nhất biết trước về quyết định ban bố thiết quân luật của ông Yoon vào tối ngày 3/12. Ông Kim đã từ chức sau khi sắc lệnh thiết quân luật bị rút lại.
Cuộc họp nội các diễn ra từ 21h-21h40 tại phòng họp của Văn phòng Tổng thống, ngay trước khi ông Yoon tuyên bố trên truyền hình.
Trong số những trợ lý thân cận tại Văn phòng Tổng thống, không có ai ngoại trừ một số ít người được chọn tham gia vào công tác an ninh của Tổng thống biết về quyết định ban bố thiết quân luật của ông Yoon.
Hầu hết các bộ trưởng tham dự cuộc họp được cho là chỉ biết về chương trình nghị sự khi đến địa điểm họp. Quá trình này được tiến hành trong bí mật.
Điều 77 của Hiến pháp trao cho tổng thống quyền tuyên bố thiết quân luật, tùy thuộc vào sự xem xét của nội các.
Vào khoảng 20h, khoảng một giờ trước cuộc họp, Thủ tướng Han Duck-soo đã đến văn phòng tổng thống và bày tỏ sự phản đối đối với động thái này, cho rằng nó có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Ông Han chỉ ra những lo ngại như biến động tỷ giá hối đoái và sự suy giảm uy tín quốc tế. Mặc dù vậy, Thủ tướng đã không thuyết phục được ông Yoon.
Sau đó, ông Yoon triệu tập các bộ trưởng đến văn phòng tổng thống. Khi số lượng tối thiểu hơn một nửa Nội các - tức là 11 thành viên - có mặt để thực hiện nhanh chóng tuyên bố thiết quân luật, cuộc họp bắt đầu.
Theo cuộc điều tra của JoongAng Ilbo, những người tham dự bao gồm ông Yoon, Thủ tướng Han, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok, Bộ trưởng Ngoại giao Cho Tae-yul, Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung-ho, Bộ trưởng Tư pháp Park Sung-jae, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang-min, Bộ trưởng Nông nghiệp Song Mi-ryung, Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong và Bộ trưởng Doanh nghiệp vừa và nhỏ Oh Young-ju.
Ngoài ông Han, Phó Thủ tướng Choi và Bộ trưởng Ngoại giao Cho được cho là đã phản đối mạnh mẽ việc ban bố thiết quân luật, viện dẫn tác động tiềm tàng của nó đối với nền kinh tế và quan hệ đối ngoại.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cuộc họp nhằm thay đổi suy nghĩ của ông Yoon, nhưng những nỗ lực này đều không thành công. Rất ít bộ trưởng đồng ý với việc ban hành thiết quân luật.
Bộ trưởng Y tế Cho Kyoo-hong cho biết trong cuộc họp của ủy ban y tế và phúc lợi của Quốc hội vào ngày 5/12 rằng ông "không đồng ý với tuyên bố thiết quân luật" của ông Yoon.
Khi được nghị sĩ Kim Sun-min hỏi rằng liệu ông có đồng ý rằng tuyên bố thiết quân luật của ông Yoon là "bất hợp pháp và vi hiến" hay không, ông Cho trả lời "có" mà không giải thích thêm.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae-yong, người không phải là thành viên nội các, cũng có mặt và được cho là đã phản đối động thái của ông Yoon.
Ông Yoon được cho là đã nói với các bộ trưởng rằng thiết quân luật là lá bài cuối cùng để đối phó với các động thái của đảng Dân chủ đối lập, bên đang nắm giữ nhiều ghế nhất trong quốc hội.
Tổng thống nhấn mạnh rằng tuyên bố này là hành động thực thi hợp pháp thẩm quyền của tổng thống theo Hiến pháp và nói thêm rằng: "Tôi sẽ chịu trách nhiệm". Ông duy trì lập trường cứng rắn bất chấp các nỗ lực thuyết phục.
"Cuộc họp được tiến hành trong bầu không khí rất nghiêm túc. Mặc dù một số bộ trưởng phản đối, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ khi tổng thống yêu cầu", một quan chức của đảng cầm quyền PPP cho biết.
Tuyên bố thiết quân luật đã được tiến hành theo đúng kế hoạch, được ông Yoon và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim ủng hộ mạnh mẽ.
Hiến pháp và Đạo luật thiết quân luật yêu cầu tổng thống phải có sự xem xét của Nội các trước khi tuyên bố thiết quân luật. Tuy nhiên, vì không có điều khoản nào yêu cầu phải bỏ phiếu trong cuộc họp nên không có cuộc bỏ phiếu chính thức nào diễn ra vào ngày hôm đó.
"Đánh giá của Nội các không có hiệu lực ràng buộc, vì vậy ngay cả khi một cuộc bỏ phiếu được tiến hành, nó cũng không ngăn cản được việc ông Yoon phát đi tuyên bố", một quan chức cấp cao của PPP cho biết.
Sau đó, ông Yoon đã ban bố thiết quân luật lúc 22h23, ngay sau cuộc họp. Vào 1h ngày 4/12, Quốc hội thông qua nghị quyết bác bỏ động thái của ông Yoon.
Một cuộc họp nội các khác được triệu tập lúc 4h30 sáng để phê chuẩn việc chấm dứt thiết quân luật 6 giờ sau khi ban bố. Theo những người trong đảng PPP, Thủ tướng Han và một số bộ trưởng đã thuyết phục ông Yoon đảo ngược quyết định của mình.
Theo Korea JoongAng Daily" alt="40 phút nội các nỗ lực ngăn cản Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật">40 phút nội các nỗ lực ngăn cản Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật
-
Các sáng kiến an toàn giao thông đã tạo được sự đồng thuận của người dân Minh Quang
(Dân trí) - Cuộc thi Sáng kiến An toàn giao thông Việt Nam năm 2024 đã nhận về nhiều bài dự thi chất lượng là những ý tưởng giải pháp có hàm lượng công nghệ cao, nhận được sự đồng thuận lớn từ phía người dân.
" alt="Các sáng kiến an toàn giao thông đã tạo được sự đồng thuận của người dân">Các sáng kiến an toàn giao thông đã tạo được sự đồng thuận của người dân (Video: Minh Quang).
Các sáng kiến an toàn giao thông đã tạo được sự đồng thuận của người dân
-
Nhân định, soi kèo Holstein Kiel vs Bochum, 21h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế
-
Nga nghi phương Tây hậu thuẫn nhóm phiến quân nổi loạn ở Syria Đức Hoàng
(Dân trí) - Nga nghi ngờ về vai trò của phương Tây trong việc hỗ trợ HTS, nhóm phiến quân đang tấn công lực lượng chính phủ Syria ở miền bắc quốc gia Trung Đông.
Lực lượng phiến quân di chuyển trên đường phố Aleppo (Ảnh: Reuters).
Nga có thông tin rằng Mỹ và Anh có thể liên quan tới việc hỗ trợ nhóm HTS đang tấn công lực lượng chính phủ Syria, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
HTS đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ từ Idlib vào tuần trước và kể từ đó đã giành được quyền kiểm soát Aleppo và Hama từ tay quân đội Syria.
Nhà báo Mỹ Tucker Carlson đã hỏi ông Lavrov rằng bên nào đang hỗ trợ cho HTS ở Syria. Ông Lavrov đã đề cập tới Mỹ và Anh, cho rằng Nga có những thông tin liên quan tới 2 nước này.
"Đó là một trò chơi phức tạp. Có nhiều bên tham gia", nhà ngoại giao Nga nói thêm, nhưng chưa đưa ra bằng chứng cụ thể.
Ông Lavrov cho biết Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Syria vào năm 2017 và một lần nữa vào năm 2020, gọi Mô hình Astana này là "sự kết hợp hữu ích của các bên tham gia" nhằm giúp người Syria có thể thỏa thuận với nhau và ngăn chặn nguy cơ ly khai.
Ông cho biết Nga muốn thảo luận với tất cả các đối tác trong tiến trình này về cách cắt đứt các kênh tài trợ và cung cấp vũ khí cho HTS.
Ông Lavrov đã trao đổi với người đồng cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran và dự kiến sẽ gặp họ ở Qatar trong tuần này. Nga sẽ thúc đẩy "thực hiện nghiêm ngặt" thỏa thuận liên quan đến Idlib vì tỉnh này của Syria là nơi HTS triển khai cuộc tấn công.
"Các thỏa thuận đạt được vào năm 2019 và 2020 đã tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát tình hình tại khu vực giảm leo thang Idlib và tách HTS khỏi phe đối lập hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và không phải là khủng bố", ông Lavrov cho biết.
Trong khi đó, nhóm vũ trang Hezbollah của người Li Băng tuyên bố sẽ giúp chính phủ Syria chống lại HTS và kêu gọi các nước Ả-rập ủng hộ Damascus trong cuộc chiến này.
Quyền thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem cáo buộc Mỹ và Israel hỗ trợ HTS trong cuộc tấn công, nhưng không nêu bằng chứng cho tuyên bố này.
Syria đã rơi vào cuộc nội chiến từ năm 2011 tới nay, khi nhiều nhóm đối lập tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar Assad.
Với sự giúp sức của các đồng minh, lực lượng quân đội Syria của chính quyền ông Assad đã giành lại quyền kiểm soát hầu hết đất nước, trừ một số nơi, bao gồm cả tỉnh Idlib gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, tại Washington, Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (NSC) cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Người phát ngôn của NSC Sean Savett nhận định việc Syria từ chối tham gia vào một tiến trình chính trị và sự phụ thuộc của nước này vào Nga và Iran đã "tạo ra các điều kiện đang diễn ra hiện nay".
Quan chức Savett cho hay Mỹ không liên quan gì đến cuộc tấn công do "một tổ chức khủng bố được chỉ định" cầm đầu và "kêu gọi giảm leo thang và hướng tới một tiến trình chính trị nghiêm túc và đáng tin cậy" theo Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2015.
Hayat Tahrir al-Sham, hay HTS, trước đây được gọi là Mặt trận Nusra, bị Mỹ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác coi là một nhóm khủng bố.
Theo RT, Reuters" alt="Nga nghi phương Tây hậu thuẫn nhóm phiến quân nổi loạn ở Syria">Nga nghi phương Tây hậu thuẫn nhóm phiến quân nổi loạn ở Syria